Tại sao quy trình IVF chuyên biệt hóa chuẩn Châu Âu tại Bệnh viện IVF Sài Gòn thành công 99%

Quy trình IVF chuyên biệt hóa chuẩn Châu Âu được ví như phép màu khoa học giúp cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trong việc tìm con.

Phép màu khoa học mang tên thụ tinh trong ống nghiệm IVFPhép màu khoa học mang tên thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Hiện nay, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về quy trình IVF sẽ diễn ra như thế nào. Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình IVF tại Bệnh viện IVF Sài Gòn.

Quy trình IVF chuyên biệt hóa chuẩn Châu Âu gồm các bước khoa học sau.

Quy trình IVF bước 1: Xác định phác đồ điều trị

Đây là bước đầu tiên theo quy trình IVF khoa học cơ bản.

Bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị dựa trên tình hình sức khỏe của bệnh nhân, tiền sử vô sinh, kết quả xét nghiệm cũng như chẩn đoán ban đầu.

Vợ và chồng được tư vấn khám sức khỏe tổng quát trước khi điều trịVợ và chồng được tư vấn khám sức khỏe tổng quát trước khi điều trị

Tùy vào tình trạng bệnh, một hoặc nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được áp dụng. Bệnh nhân được tư vấn cụ thể, giải thích rõ ràng về từng kỹ thuật, quy trình IVF thực hiện, ưu điểm, nhược điểm cũng như ước tính chi phí.

Sau đó, bệnh nhân bác sĩ thống nhất và bắt đầu quá trình điều trị.

Quy trình IVF bước 2: Kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, chuẩn bị tinh trùng

Thuốc kích trứng

Thuốc kích trứng được định lượng dựa trên các chỉ số hormone, chiều cao, cân nặng, tuổi tác, tiền sử điều trị và số nang trứng của bệnh nhân.

Thời gian tiêm thuốc kích trứng kéo dài từ 10 – 14 ngày tùy theo trường hợp cụ thể và khả năng đáp ứng thuốc kích trứng của từng bệnh nhân.

Bệnh nhân nữ được siêu âm trong quá trình kích trứng để theo dõi, đánh giá sự phát triển của nang trứng và điều chỉnh phác đồ theo quy trình IVF nếu cần thiết.

Khi nang noãn đạt tới kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (mũi kích rụng trứng). Mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ.

Chọc hút trứng

Khoảng 34 – 36 giờ sau mũi tiêm kích rụng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc hút trứng qua đường âm đạo. Thời gian chọc hút trứng kéo dài khoảng 10 – 15 phút.

Chuẩn bị tinh trùng

Cùng thời điểm đó, người chồng sẽ được lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi hoặc được thông báo lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông trước đó).

Trong trường hợp vô sinh do không có tinh trùng hoặc tinh trùng bất động, dị dạng, số lượng ít thì các kỹ thuật phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA, MESA) và kỹ thuật chọn lựa tinh trùng (bằng Laser hoặc từ trường) sẽ được áp dụng để có được chất lượng tinh trùng tốt nhất.

Quy trình IVF bước 3: Tạo phôi, nuôi cấy phôi, kiểm tra chất lượng phôi

Tạo phôi

Trứng và tinh trùng thu được sẽ chuyển đến phòng Labo để thụ tinh và tạo phôi. Đây là bước phát triển quan trọng của quy trình IVF.

Tùy theo tình trạng bệnh, quá trình thụ tinh được thực hiện với sự hỗ trợ của các kỹ thuật như thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm có kết hợp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

IVF mang đến một món quà vô giá cho các bậc cha mẹ hiếm muộnIVF mang đến một món quà vô giá cho các bậc cha mẹ hiếm muộn

Nuôi cấy phôi

Phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trong thời gian từ 3 – 5 ngày dưới sự theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên viên phôi học và hệ thống tủ nuôi cấy hiện đại.

Quá trình này được phân ngăn riêng và có sử dụng camera chụp ảnh phôi liên tục, đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho phôi.

Kiểm tra chất lượng phôi

Trước khi chuyển phôi, các kỹ thuật sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền chuyển phôi có thể được thực hiện tùy theo bệnh sử và nhu cầu của từng cặp đôi.

Sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền chuyển phôi giúp phát hiện và loại bỏ những phôi bất thường nhiễm sắc thể.

Đảm bảo chất lượng phôi và số phôi được chuyển, tránh nguy cơ đa thai cũng như tình trạng ngưng thai kỳ do các dị tật di truyền của thai nhi.

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi, trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống và đặt âm đạọ. Nếu phôi được chuyển ngay sau khi tạo phôi thì gọi là chuyển phôi tươi.

Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để chuyển phôi tươi thì toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.  

Quy trình IVF bước 4: Chuyển phôi

Cặp đôi được thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó sẽ thống nhất với bác sĩ về số phôi khỏe mạnh nhất được chuyển vào buồng tử cung cũng như số phôi dư có thể đông lạnh.

Khi niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi.

Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 14 – 18 ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.

Phép màu sẽ đến khi ta mong chờ tha thiết, nắm bắt cơ hội vào thời điểm quyết địnhPhép màu sẽ đến khi ta mong chờ tha thiết, nắm bắt cơ hội vào thời điểm quyết định

Quy trình IVF bước 5: Thử thai

Hai tuần sau, người vợ sẽ thưc hiện xét nghiệm beta HCG để xác định kết quả thụ thai. Nếu nồng độ beta HCG ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào mỗi người.

Nếu nồng độ beta HCG tăng gấp rưỡi trở lên sau 2 ngày thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.

Nếu kết quả beta HCG sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá được xác định khi nồng độ beta HCG khi trở về âm tính (<5 IU/l).

Trong trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ sẽ tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới

Năm 1968, Robert Geoffrey Edwards và Patrick Steptoe đã thành công khi tiến hành ca thụ tinh nhân tạo (thai IVF) đầu tiên trên thế giới. 

Tuy nhiên mãi 10 năm sau, ngày 25/6/1978, một cô bé “từ ống nghiệm” mới chính thức ra đời, đó là Louise Brown. 

Robert Geoffrey Edwards và Louise Joy Brown

Robert Geoffrey Edwards và Louise Joy Brown

Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận Louise Joy Brown ở Oldham, Greater Manchester, vương quốc Anh là em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật thai IVF. 

Năm 2007, người phụ nữ này cũng sinh con bằng phương pháp mà chính cô được sinh ra.

Với quy trình IVF khoa học cùng với các bác sĩ tài năng, chắc chắn chắc chắn phép màu sẽ đến với những ai mong chờ và không ngừng nỗ lực trong hành trình tìm con này.

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: