Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Đái tháo đường thai kỳ, sẽ xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu như mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu sẽ tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này, phải được kiểm soát không sẽ gây hại đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. 

Bạn hiểu thế nào về đái tháo đường thai kỳ?

Vấn đề này là hiện tượng tăng đường huyết xảy ra trong quá trình mang thai. Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không kiểm soát tốt, cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể đối mặt với nguy cơ nguy hiểm. 

Thông thường, bệnh có thể giảm đi sau khi sinh em bé. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu vẫn mắc bệnh và thai nhi được sinh ra. Từ những người mẹ mắc bệnh này có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 sau này.

Bệnh lý xuất hiện khoảng thời gian từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ

Biểu hiện của bệnh lý này, thường không rõ ràng. Phần lớn trường hợp được chẩn đoán thông qua xét nghiệm trong quá trình khám thai định kỳ. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu mẹ bầu có thể nhận biết:

  • Cảm giác khát nước thường xuyên.
  • Số lần đi tiểu tăng. Mặc dù việc đi tiểu nhiều có thể là do áp lực của thai nhi phát triển trong những tháng cuối của thai kỳ. Nhưng cũng là một trong những dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ.
  • Thèm ăn nhiều hơn
  • Dễ mắc nấm ngứa vùng kín
  • Vết thương hoặc trầy xước lành chậm hơn bình thường
  • Cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng

Nguyên nhân xảy ra bệnh đái tháo đường thai kỳ

Khi bạn tiêu thụ một lượng thức ăn, thì tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để vận chuyển glucose vào tế bào. Để tạo ra một năng lượng, phục vụ cho hoạt động của cơ thể. Từ đó, chỉ số đường huyết khi đói và sau khi ăn sẽ ổn định hơn. 

Đối với mẹ bầu, bánh nhau sẽ tiết ra một lượng hormone khiến đường huyết tăng cao hơn bình thường. Có thể sản xuất đủ lượng insulin, để xử lý lượng đường huyết để không xảy ra bất thường. Ngoài ra, nếu tuyến tụy không thể sản xuất được đủ lượng insulin cần thiết. Thì cơ thể mẹ bầu có sự đề kháng với chất này, sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

đái thao đường thai kỳ

Kèm theo đó, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ như sau:

  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai
  • Mẹ bầu mắc bệnh lý ở lần mang thai trước
  • Đã từng sinh em bé hơn 4kg, bị thai lưu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Từng sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc mang thai có dị tật bẩm sinh. 
  • Mẹ bầu mắc bệnh buồng trứng đa nang, có đề kháng với insulin
  • Mẹ bầu mắc bệnh mạn tính, bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tăng  cholesterol máu

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Nếu như bệnh lý này, được kiểm soát tốt thì thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

  • Sinh non, thai dị tật, thai to, tăng trưởng kém, sảy thai và thai lưu
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao, tiền sản giật và phải mổ lấy thai
  • Em bé sinh ra từ mẹ mắc bệnh lý sẽ có nguy cơ vàng da. Hạ đường huyết, suy hô hấp sau sinh 
  • Cả mẹ và em bé đều có thể mắc bệnh lý ở type 2 sau sinh

Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để chẩn đoán được bệnh lý này, trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ thường yêu cầu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

Xét nghiệm này đòi hỏi mẫu máu được lấy 3 lần tại 3 thời điểm khác nhau:

  • Lần 1: Lấy máu khi đói (sau ít nhất 8 tiếng mẹ bầu không ăn).
  • Lần 2: Lấy máu sau 1 giờ uống 75 gram glucose.
  • Lần 3: Lấy máu sau 2 giờ uống 75 gram glucose.

Mẹ bầu sẽ được thăm khám và xét nghiệm máu để kiểm tra

Kết quả được xem là bình thường nếu:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói là 92 mg/dL.
  • Chỉ số đường huyết sau 1 giờ là 180 mg/dL.
  • Chỉ số đường huyết sau 2 giờ là 153 mg/dL.

Nếu kết quả vượt qua ngưỡng bình thường, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Thông thường, với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao nên được thực hiện xét nghiệm từ lần khám thai đầu tiên. Đối với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ, nên thực hiện xét nghiệm trong tuần thai từ 24 đến 28. Lưu ý rằng, mẹ bầu cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

Những lưu ý khi điều trị đái tháo đường thai kỳ

Nếu như gặp bệnh lý này trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên được điều trị sớm để ổn định đường huyết. Kiểm soát được bệnh lý tốt, hạn chế được những biến chứng cho mẹ và bé. 

  • Chia nhỏ phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, bao gồm: bữa chính, bữa phụ
  • Nên ăn uống đa dạng thực phẩm
  • Ưu tiên các loại rau có nhiều chất xơ, thực phẩm chứa carbs như: gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch…. 
  • Hạn chế sử dụng bánh ngọt mà nên ăn nhiều trái cây tươi, sữa chua, rau quả. Lưu ý nên chọn khẩu phần ăn phù hợp, không nên ăn quá nhiều. 
  • Hạn chế sử dụng các loại chất béo, thực phẩm dầu mỡ
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng theo sự cho phép của bác sĩ
  • Nếu chỉ số đường huyết vẫn cao, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu phương pháp hợp lý.


Mẹ bầu lưu ý ăn uống lành mạnh và bổ sung dưỡng chất đầy đủ

Kết luận

Hy vọng, bài viết trên đây IVF Sài Gòn đã giúp cho mẹ bầu hiểu hơn về bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được tư vấn nhé. 

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: