Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm hay không?

Viêm đường tiết niệu, được biểu hiện với những tình trạng khó chịu. Đôi khi có những biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết…. Cùng IVF Sài Gòn, tìm hiểu những cách đề phòng bệnh lý bên dưới đây nhé!

Thế nào là viêm đường tiết niệu?

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: 

+ Hai quả thận

+ Hai niệu quản

+ Bàng quang và niệu đạo.

 Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu. Báo hiệu chúng ta phải đi tiểu và giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Thế nào lầ hệ tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

  • Vị trí: bao gồm vị trí của thận, bàng quang, niệu đạo, tinh hoàn và tiền liệt tuyến.
  • Phân loại: không biến chứng và biến chứng nhiều. 
  •  Phân loại theo độ tái phát: nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, niệu tái đi tái lại, niệu tái phát và  nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

Đối tượng và nguyên nhân thường gặp viêm đường tiết niệu: 

+ Trẻ sơ sinh cho đến dưới 5 tuổi: trẻ nam sẽ có tỷ lệ cao hơn do dị dạng của đường niệu. Nước tiểu dễ ứ đọng lại và là môi trường lý tưởng để vi trùng cư trú.

+ Trẻ đi học: Tỷ lệ viêm tiết niệu ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn cộng đồng

+ Người lớn đến 65 tuổi: đối với nhóm này, nam giới khá thấp. Nhưng đối với nữ giới sẽ cao hơn, có khoảng 10% nhóm tuổi này bị viêm đường tiết niệu một lần. Do hoạt động tình dục hoặc do có thai. 

+ Ngoài ra, cấu trúc giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn so với nam giới, vi trùng cũng dễ xâm nhập hơn.

+ Nhóm tuổi trên 65: tỷ lệ nam và nữ bằng nhau 

Một số biểu hiện đặc trưng:

Biểu hiện tại chỗ:

Viêm đường tiết niệu, đôi khi cũng không có biểu hiện gì mà là tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Đối tượng thường gặp, trong tình huống này là phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình dục, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường,… Biểu hiện khó chịu,  khi đi tiểu như: tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt. Đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi.

Biểu hiện toàn thân:

Do thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Hằng ngày, thận phải tiếp nhận một lượng máu rất lớn đến để lọc và hình thành nước tiểu. Như vậy, vi trùng xâm nhập vào hệ niệu thì cũng rất dễ dàng vào máu lan ra toàn thân. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác. Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rõ.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu:

Kháng sinh được biết đến là liệu pháp điều trị chủ lực nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định uống từ 5-7 ngày, nếu bệnh nhân sốt, lạnh run, nhiễm trùng tuyết…. Thì phải nhập viện lập tức, để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch lại.

Trường hợp khác, viêm đường tiết niệu bị tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh nhân dị dạng đường niệu, đặt ống tiểu nên nuôi cấy vi khuẩn. Lựa chọn đúng kháng sinh nhạy cảm để chống lại vi khuẩn đó.

Nếu như, ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng khác. Thì nên lựa chọn phẫu thuật, để bệnh nhân dễ chịu hơn và không nên để biến chứng kéo dài.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh:

  1. Uống nước đầy đủ, mỗi ngày 2 – 2,5 lít. Giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tống xuất vi trùng ra ngoài và hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
  2. Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. 
  3. Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận – tiết niệu phải thường xuyên khám. Kiểm soát tần suất nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
  4. Điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn.

Uống đủ nước 

Bệnh viêm đường tiết niệu, nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ không tái phát nhanh chóng, tuyệt đối không tự sử dụng thuốc. Phải theo chỉ thị của bác sĩ, vì bệnh có thể khiến tình trạng tiến triển xấu và gây hậu quả không đáng có đấy nhé. 

 

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: