Thai kỳ nguy cơ cao và cách phòng ngừa như thế nào?

Thai kỳ nguy cơ cao thường có nguy cơ không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào để phòng ngừa thai kỳ nguy cơ cao, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Những yếu tố dẫn đến thai kỳ nguy cơ cao bạn cần lưu ý

Thông thường, thai kỳ nguy cơ cao gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mẹ và bé. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng của mẹ trong suốt thai kỳ. Điều này có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ với tỷ lệ tương đối cao. Theo thống kê sẽ có khoảng 20% trên tổng các thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Dưới đây là các thống kê về yếu tố cao gây ra nguy cơ:

thai ky nguy co cao

Gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mẹ và bé

Những yếu tố nguy cơ có liên quan đến thai phụ

Nữ mang thai dưới 18 tuổi: Có nguy cơ sinh non, sinh khó. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong cao hơn so với những thai kỳ khác.

Nữ mang thai trên 35 tuổi: Có nguy cơ sinh khó, bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh và có tỷ lệ tử vong cao.

Nữ mang thai bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì: Nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình mang thai và chuyển dạ, sinh khó…

Đặc biệt, những thai phụ có lối sống không lành mạnh. Như hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích, sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất… Cũng có khả năng cao rơi vào tình trạng thai kỳ nguy cơ cao.

cach phong ngua thai ky

Nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình mang thai

Bệnh lý nền của mẹ bầu

Tăng huyết áp: Làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sản giật. Từ đó đe dọa đến tính mạng của cả hai mẹ con.

Bệnh thận: Tăng nguy cơ cao huyết áp mãn tính và dẫn đến tiền sản giật hay sản giật.

Bệnh tim mạch: Có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của cả 2 mẹ con.

Bệnh lý nội tiết như tiểu đường dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Như thai suy dinh dưỡng, thai nhi to bất thường hoặc thai chết lưu. Liên quan đến hệ miễn dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Như bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính. Bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh lý liên quan đến não bộ, bệnh lý ngoại khoa…

Tiền sử thai sản của thai phụ

Nếu thai phụ có tiền sử liên quan đến thai sản như bất thường ở tử cung, sảy thai, thai chết lưu, tiền sản giật, bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con… thì sẽ có nguy cơ cao lặp lại các tình trạng trên trong lần mang thai tiếp theo.

tien su benh ly thai phu

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phu

Các bất thường xảy ra trong thai kỳ

Một số vấn đề bất thường phát sinh trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, cụ thể là:

Mẹ bầu mắc bệnh sốt rét; Tiền sản giật hoặc sản giật; Giảm tiểu cầu tự miễn trong thai kỳ; Tiểu đường thai kỳ; Tăng huyết áp thai kỳ; Nhiễm trùng tiết niệu; Thai chết lưu; Ngôi thai bất thường; Thai suy dinh dưỡng hoặc thai to; Song thai hoặc đa thai… Nhau tiền đạo; Nhau bong non,…

Những triệu chứng của thai kỳ nguy cơ cao

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo thai kỳ nguy cơ cao mà mẹ bầu nên biết, bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ kéo dài;
  • Đau nhức đầu, chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Đau tức ngực, tim đập nhanh;
  • Sốt cao;
  • Buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng hơn triệu chứng của ốm nghén;
  • Không cảm thấy thai nhi chuyển động;
  • Chảy máu âm đạo bất thường.

thai ky nguy co cao

Gây ra những hậu quả nặng nề 

Nếu bạn đang có một trong các biểu hiện trên thì cần nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, thai kỳ nguy cơ cao có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi.

Những lưu ý giúp phòng ngừa thai kỳ nguy cơ cao 

Thai kỳ nguy cơ cao rất nguy hiểm vậy nên cần được chăm sóc và tham khảo ý kiến chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm khôn lường trong suốt quá trình mang thai. 

Trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên khám tiền sản trước, tham gia vào các lớp học tiền sản và nhận sự tư vấn của bác sĩ khi có kế hoạch mang thai, đặc biệt là những người phụ nữ có tiền sử mắc bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp…

phong ngua thai ky nguy co cao

Cần được chăm sóc và tham khảo ý kiến chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa

Cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống khoa học khi mang thai để đảm bảo cung cấp đầy các chất dinh dưỡng cần thiết cho chính bản thân và thai nhi.

Ngoài ra cần bổ sung Axit folic là một dưỡng chất cực kỳ quan trọng và cần thiết để giúp hệ thần kinh trung ương của thai nhi phát triển bình thường và tránh các dị tật bẩm sinh tại ống thần kinh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng axit folic cần bổ sung trong quá trình mang thai sao cho phù hợp.

Kết luận

Đặc biệt, cần thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Thai phụ đang trong tình trạng thai kỳ có nguy cơ cao để được theo dõi, chăm sóc, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và can thiệp kịp thời. Khách hàng có thể liên TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn nhé!

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: