Nhiễm trùng tiết niệu sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

Nhiễm trùng tiết niệu được xem là bệnh phổ biến hiện nay, gây cảm giác khó chịu. Có thể để lại hậu quả nặng nề, nếu bạn không thăm khám và điều trị sớm. Cùng IVF Sài Gòn, tìm hiểu về thông tin dưới bài viết sau đây nhé!

Bạn hiểu như thế nào về viêm nhiễm trùng tiết niệu?

Có tên gọi tiếng anh là (Urinary tract infection – UTI), bệnh lý gây nhiễm trùng bất kỳ cơ quan nào. Của hệ tiết niệu, bao gồm: 2 qua thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng, sẽ liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu, bàng quang và niệu đạo. 

Ngoài ra, khoảng 40% phụ nữ đều sẽ bị nhiễm trùng bệnh lý này trong một số thời điểm cuộc sống. 

  • 4% phụ nữ trưởng thành sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tỷ lệ này tăng lên 7% ở độ tuổi 50
  • Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ cao gấp 30 lần nam giới. 
  • Phụ nữ 24 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý cao
  • Phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên, dễ mắc nhiều nhất
  • Ngoài ra, các trường hợp khác đối với người già và bệnh nhân phải đặt nước tiểu.

Nguyên nhân xảy ra nhiễm trùng tiết niệu

Bệnh lý này xảy ra đối với tất cả độ tuổi nhỏ hay lớn. Nên các bé gái sẽ được mẹ dặn sau khi đi vệ sinh, phải chùi sạch sẽ. Bởi vì, niệu đạo – ống dẫn nước tiểu đi từ bàng quang ra ngoài và nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già E.coli, sẽ tấn công niệu đạo từ hậu môn của chúng ta.

Vì thế,  nếu như viêm nhiễm không được điều trị dứt điểm. Vi khuẩn sẽ tấn công lên hai quả thận, sẽ gây ra những bệnh lý khôn lường. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng, vì niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên bàng quang nhanh.. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu. Các yếu tố gây ra bệnh lý như sau:

  • Quan hệ tình dục: thường xuyên có xu hướng bị nhiễm bệnh nhiều hơn những phụ nữ ít quan hệ. Đồng thời, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý. 
  • Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh sản: sử dụng thuốc tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng. Có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai cao hơn.
  • Thời kỳ mãn kinh: suy giảm estrogen gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến chị em phụ nữ dễ bị nhiễm trùng.
  • Giai đoạn phụ nữ sinh nở: đẻ mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm nhiễm sau sinh hơn phụ nữ đẻ thường.
  • Đường tiết niệu bất thường do bẩm sinh từ nhỏ
  • Tắc nghẽn trong đường nước tiểu, ứ nước ở bàng quang và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập
  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế
  • Phẫu thuật ống tiết niệu 

nhiễm trùng tiết niệu

Có rất nhiều nguyên gây ra bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu

Những triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu

Để nhận dạng bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, chị em hãy chú ý các triệu chứng sau đây:

  • Khó chịu, rát buốt khi đi vệ sinh
  • Thường xuyên đi tiểu, thậm chí chỉ rặn ra một ít nước tiểu
  • Đau tức vùng lưng và bụng dưới
  • Mệt mỏi, có giảm run rẩy
  • Sốt hoặc rén rung ( dấu hiệu này đã lên tới thận)

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã bị viêm nhiễm, hãy đi đến bệnh viện thăm khám. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn, xét nghiệm và tìm ra vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn để diệt vi khuẩn. Bạn nên uống đúng theo liệu trình, uống nhiều nước để vi khuẩn ra khỏi cơ thể. 

Thường xuyên đi tiểu, thậm chí chỉ rặn ra một ít nước tiểu

Biến chứng nhiễm trùng tiết niệu

Khi bạn được điều trị kịp thời và đúng cách thì nhiễm trùng sẽ không dẫn đến biến chứng xấu. Ngược lại, nếu không được điều trị dứt điểm hoặc quá muốn. Có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng sau đây:

  • Tái phát nhiễm trùng, đối với phụ nữ mắc bệnh 2 lần trở lên
  • Nhiễm trùng thận cấp tính, mãn tính khiến thận tổn thương vĩnh viễn
  • Viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non, em bé nhỏ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh
  • Hẹp niệu đạo đối với nam giới
  • Nhiễm trùng huyết, có thể tử vong do bị viêm 

Điều trị viêm nhiễm như thế nào?

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh lý này. Bạn sẽ được kê đơn thuốc, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và vi khuẩn trong nước tiểu thế nào.

  • Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra…)
  • Fosfomycin (Monurol)
  • Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)
  • Cephalexin (Keflex)
  • Ceftriaxone

Sử dụng thuốc tránh viêm nhiễm tiết niệu

Thuốc kháng sinh này sẽ phù hợp với các trường hợp mới phát hiện bệnh. Bạn phải duy trì thuốc trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn để điều trị dứt điểm. Còn đối với trường hợp viêm nhiễm nhiều lần, sẽ có những phương pháp điều trị gương biệt:

  • Sử dụng kháng sinh liều thấp, 6 tháng hoặc lâu hơn
  • Sau khi quan hệ, nên uống một liều kháng sinh vì liên quan đến hoạt động tình dục
  • Liệu pháp estrogen nếu bạn mãn kinh

Những bước phòng chống nhiễm khuẩn nước tiểu

Việc phòng bệnh chưa bao giờ là dễ dàng hơn thế. Vì vậy, bạn nên thực hiện đúng theo các hướng dẫn sau đây nhé!

  • Đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu
  • Chùi giấy từ trước ra sau
  • Uống 2 lít/nước mỗi ngày
  • Hãy tắm bằng vòi hoa sen hay vì ngâm bồn
  • Không sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thụt rửa sâu bên trong
  • Sữa tắm có mùi, sẽ làm tăng kích ứng viêm nhiễm
  • Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu sau khi quan hệ, để loại bỏ những vi khuẩn xâm nhập niệu đạo
  • Không sử dụng bao cao su, khi đang bị viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ hơn
  • Giữ vùng kín luôn khô ráo
  • Sử dụng đồ lót bằng vải cotton, quần áo rộng, tránh mặc đồ jean bó sát. 

nhiễm trùng tiết niệu

Mặc quần áo thoáng mát và vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng

Kết luận

Hy vọng, bài trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu. Để phòng chống bệnh lý, cũng như tránh xa những nguy hiểm gây bệnh. Chị em hãy lưu ý những điều trên, để tránh xảy ra những bệnh lý nghiêm trọng. Có gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY nhé!

 

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: