Nguyên nhân dẫn đến thất bại làm tổ ( RIF) trong thụ tinh ống nghiệm

Thất bại làm tổ đây là nguyên nhân dẫn đến thụ tinh trong ống nghiệm IVF không thành công. Tuy nhiên, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài dưới đây, cùng IVF Sài Gòn tìm hiểu những thông tin sau nhé!

Thế nào là thất bại làm tổ liên tiếp trong quá trình thụ thai?

Đây chính là sự thất bại trong việc mang thai sau khi người phụ nữ chuyển ít nhất 4 phôi tươi. Hoặc phôi đông lạnh có chất lượng tốt trong tối thiểu ba chu kỳ. Khi thụ tinh trong ống nghiệm IVF ở ohuj nữ dưới 40 tuổi. Với tần suất ước tính khoảng 10% phụ nữ hiện nay điều trị IVF.

Thất bại trong quá trình thụ thai 

6 nguyên nhân dẫn đến thất bại làm tổ liên tiếp

Theo các chuyên gia, ở đây có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại. Trong đó, có 6 nguyên nhân chính là từ:

  • Phôi
  • Tinh trùng người đàn ông 
  • Yếu tố di truyền
  • Hệ miễn dịch
  • Các bệnh về máu 
  • Hoặc những nguyên nhân khác

Phôi:

Sẽ được bao bọc bởi lớp màng trong suốt ( ZP), để tiếp xúc với niêm mạc tử cung. Chúng cần thoát ra khỏi lớp màng này. Bởi tất cả những yếu tố làm lớp màng trở nên xơ cứng và dày lên. Đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi. Nguyên nhân có thể từ quá trình nuôi cấy phôi như sau:

  • Phôi tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong quá trình trữ đông hoặc rã
  • Phôi tiếp xúc với chất bảo quản DMSO trong môi trường nữ
  • Môi trường có bổ sung calcium 
  • Thời gian nuôi cấy kéo dài

Quá trình nuôi cấy phôi

Tinh trùng:

Nếu như vật chất di truyền của tinh trùng bị biến đổi hoặc hư hỏng. Không thể sửa chữa được sẽ tác động đến khả năng làm tổ của phôi. Chúng được đánh giá thông qua các xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng. Thất bại làm tổ có thể do những nguyên nhân: di truyền, tuổi tác, các bệnh lý về được sinh dục. Hoặc môi trường sống xung quanh không được đảm bảo. Việc sử dụng tinh trùng được lấy trực tiếp từ tinh hoàn, như vậy sẽ cải thiện được. Một phần nào tỷ lệ có thai và giảm tỷ lệ sẩy thai ở nữ giới.

Di truyền biến động từ tinh trùng 

Di truyền thất bại làm tổ:

Một số phần lớn nguyên nhân gây sảy thai, do bất thường về mặt di truyền. Có thể do đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể. Một số đột biến thường gặp như sau:

  • Trisomy 16/ 22, 45XO (hội chứng Turner)
  • Đột biến tái cấu trúc NST: chuyển đoạn, đảo đoạn
  • Đột biến đơn gen: DHCR7, PMM2, SYCP3…

thất bại làm tổ

Đột biến gen

Miễn dịch:

  • Tế bào giết tự nhiên ( NK)

Nếu như, mức độ tế nào NK ở ngoại vi có tương quan sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Điều đó cho thấy chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm tổ. Mà còn liên quan đến những cơ chế gây sảy thai. Tế bào NK ở tử cung là một tế bào miễn dịch, chiếm ưu thế trong mạc tử cung. Có vai trò trong sự xâm nhập các nguyên bào nuôi và tăng lưu lượng máu ở các động mạch xoắn. Như vậy sẽ dẫn đến dấu hiệu thất bại làm tổ ở phụ nữ. 

Nếu như có sự thay đổi trong nồng độ nội tiết ở một phụ nữ khỏe mạnh. Đều có thể ảnh hưởng đến mức độ tế bào NK, những tác động đến khả năng mang thai. Thì chưa được kiểm định rõ ràng hoặc có những yếu tố liên quan đến sảy thai. Như: kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng cardiolipin và kháng thể phospholipid.

Các bệnh liên quan về máu:

  • Tăng huyết khối di truyền
  • Hội chứng kháng phospholipid

Một số nguyên nhân khác thường gặp:

  • Tuổi tác của ba mẹ
  • Bất thường về tử cung như: dị tật bẩm sinh, u xơ , polyp
  • Viêm nhiễm vòi tử cung, vùng chậu hoặc niêm mạc tử cung
  • Bất thường về nội tiết tố, môi trường xung quanh….

Viêm nhiễm cổ tử cung

Hướng điều trị thất bại làm tổ trong thụ tinh ống nghiệm IVF

Phương pháp này sẽ phù hợp với bất kỳ phụ nữ và các cặp vợ chồng có RIF, thì việc đánh giá sẽ dựa trên bằng chứng được thực hiện. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí thực hiện xét nghiệm. Bằng cách dựa vào đánh giá toàn diện bao gồm các yếu tố như sau:

  • Đánh giá về tiền sử bệnh tật 
  • Sinh sản của 2 người ba và mẹ
  • Đánh giá các yếu tố di truyền gen
  • Nội tiết tố và hệ miễn dịch khác nhau
  • Đánh giá chi tiết về tử cung 
  • Ống dẫn trứng và buồng trứng của phụ nữ
  • Xét nghiệm nâng cao về tinh trùng, có thể được thực hiện trong một số trường hợp RIF.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến và kết hợp cùng nhau. Để giảm tỷ lệ thất bại khi làm tổ như: bổ sung nội tiết tố, thuốc chống đông máu; điều trị các bệnh lý tử cung. Hoặc vùng chậu ở phụ nữ, bằng các kháng sinh và kết hợp xét nghiệm di truyền trước làm tổ. Có thể xem đây là phương pháp điều trị thích hợp nhất cho các cặp vợ chồng hiện nay.

Xét nghiệm điều trị 

Kết luận

Ngoài những yếu tố được kể ở trên, thì có một số nguyên nhân không nhỏ gây thất bại làm tổ liên tiếp. Nhưng vẫn chưa được bác sĩ tìm ra, để được tư vấn và đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Hoặc có thể liên hệ TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa IVF Sài Gòn tư vấn những thắc mắc cho khách hàng nhé!

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: