Khám thai lần đầu: Những kinh nghiệm chị em nên biết 

Khám thai lần đầu, trong quá trình mang thai rất quan trọng vì theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Buổi khám này, sẽ cho mẹ bầu biết được những điều gì? Cùng IVF Sài Gòn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm bạn nên thực hiện khám thai lần đầu?

Để xác định thời điểm thích hợp thực hiện thăm khám, chị em có thể tham khảo những chỉ dẫn sau:

  • Chậm kinh: Nếu bạn chậm kinh khoảng 1 – 2 tuần so với chu kỳ kinh bình thường. Đây có thể là dấu hiệu đáng chú ý để đi khám thai.
  • Biểu hiện của cơ thể: Các biểu hiện như: ốm nghén, ra máu âm đạo, và các triệu chứng khác. Cũng có thể là dấu hiệu của thai kỳ đang phát triển. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, đừng ngần ngại đi khám thai.
  • Thử thai tại nhà: Sử dụng que thử thai là một cách đơn giản và hiệu quả để xác định việc có thai hay không. Kết quả từ que thử thai có thể giúp bạn quyết định liệu nên đi khám thai hay không?
  • Chọn thời điểm phù hợp: sẽ giúp bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng thai kỳ của bạn. Bao gồm việc xác định vị trí của thai, đặc điểm phát triển của thai nhi,  xác định đơn thai hay đa thai.

khám thai lần đầu

Thời điểm bạn phát hiện mình trễ kinh và xuất hiện triệu chứng lạ

Ngoài ra, việc bạn đến thăm khám lần đầu khi nghi ngờ mình mang thai sẽ quan trọng. Vậy nên lựa chọn thời gian phù hợp nhất, để bác sĩ chẩn đoán. Đưa ra phương pháp và biện pháp phù hợp nhất để chăm sóc thai nhi nhé. 

Khám thai lần đầu sẽ được diễn ra thế nào?

Việc tìm hiểu về quy trình thăm khám lần đầu, có thể giúp giảm bớt lo lắng cho các chị em mang thai. Dưới đây là các bước thông thường trong buổi khám:

Bước 1: Hỏi thăm về sức khỏe và tiền sử bệnh

Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành trò chuyện với mẹ bầu. Để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh. Một số thông tin quan trọng bác sĩ sẽ hỏi bao gồm:

  • Lịch sử bệnh (bao gồm cả bệnh cấp và mạn tính)
  • Các loại thuốc đang sử dụng
  • Các thủ thuật hoặc phẫu thuật trước đó của người phụ nữ
  • Tiền sử dị ứng
  • Có mang thai trước đó không, và nếu có  liệu đã từng mắc bệnh lý sinh sản nào không?
  • Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày

khám thai lần đầu

Bác sĩ sẽ tư vấn và thăm hỏi tình trạng sức khỏe

Việc này giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Và đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Bước 2: Hỏi thăm về giai đoạn thai kỳ 

Những thông tin về ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng nghi mang thai. Được xem là rất quan trọng trong quá trình khám thai lần đầu. Bác sĩ thường hỏi về 2 vấn đề này để có cái nhìn sơ bộ về tình trạng mang thai của phụ nữ:

  • Ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt: Thông tin này giúp xác định thời điểm ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Có thể dùng để ước lượng thời gian đã mang thai. Nếu chị em nhớ rõ ngày cuối của kỳ kinh gần đây nhất, bác sĩ có thể sử dụng thông tin này. Để tính toán khoảng thời gian mang thai.
  • Triệu chứng nghi mang thai: như chậm kinh, buồn nôn, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, và tăng cân. Thông tin về các triệu chứng này giúp bác sĩ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về việc có thai hay không?

khám thai lần đầu

Bước 3: Khám sức khỏe tổng quát

Việc khám sức khỏe tổng quát là một bước quan trọng không thể thiếu mỗi khi chị em đi khám thai. Đặc biệt là trong buổi khám đầu tiên. Dưới đây là một số điểm chính trong quá trình này:

  • Đo các chỉ số cơ bản của cơ thể: bác sĩ thường đo các chỉ số như: cân nặng, chiều cao và huyết áp. Những thông tin này không chỉ giúp đánh giá tình hình sức khỏe ban đầu của mẹ bầu. Mà còn là cơ sở để so sánh và theo dõi sự thay đổi của các chỉ số trong các buổi khám sau.
  • Khám chuyên khoa sâu (nếu cần): Nếu chị em có tiền sử mắc các bệnh hoặc gặp vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, hô hấp, nội tiết. Bác sĩ có thể chỉ định đi khám chuyên khoa sâu để đánh giá và quản lý các vấn đề này một cách cẩn thận.

khám thai lần đầu

Khám tổng quát xem tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và bé thế nào

Việc này giúp đảm bảo rằng mọi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu được kiểm soát và quản lý một cách toàn diện. Tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bước 4: Thực hiện xét nghiệm – Khám thai lần đầu

Đối với buổi khám thai lần đầu, chị em sẽ được hướng dẫn thực hiện các nghiệm sau đây. 

  • Xét nghiệm máu 
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Kiểm tra nồng độ hormone hCG tùy từng trường hợp. 

Bước 5: Siêu âm thai nhi

Kỹ thuật siêu âm là phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định. Xem thai đã làm tổ chính xác trong buồng tử cung hay chưa? Dưới đây là những thông tin quan trọng mà kết quả siêu âm có thể cung cấp:

  • Vị trí của thai nhi: Siêu âm giúp xác định vị trí chính xác của thai nhi trong buồng tử cung. Từ đó đảm bảo rằng thai nhi đã làm tổ đúng vị trí và phát triển đúng cách.
  • Tuổi thai nhi: Dựa vào kích thước của thai nhi, bác sĩ có thể ước lượng được tuổi thai nhi. Thông tin này giúp định rõ thời điểm dự sinh và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong quá trình thai kỳ.
  • Đánh giá sự phát triển: Kết quả siêu âm cũng cho biết liệu thai nhi phát triển có bình thường không? Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số như kích thước, cân nặng. Các dấu hiệu phát triển khác để đảm bảo sự khỏe mạnh của thai nhi.

khám thai lần đầu

Siêu âm thai nhi xem quá trình phát triển và vị trí thai nằm ở đâu

Dựa vào những thông tin này, bác sĩ có thể xây dựng lịch khám thai phù hợp cho mỗi mẹ bầu. Đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.

Kết luận

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp chị em hiểu về quá trình Khám thai lần đầu. Sẽ được diễn ra như thế nào, các bước tiến hành thăm khám ra sao? Ngoài ra, chị em phải lựa chọn được bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại. Đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn, chất lượng vật chất đảm bảo, dịch vụ chăm sóc tốt. Tại IVF Sài Gòn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY nhé.  

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: