Các phương pháp giảm đau ngực khi đến tháng

Đau ngực đến tháng là vấn đề mà hầu hết chị em phụ nữ đều phải đối mặt khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là triệu chứng thường gặp và mang lại cảm giác vô cùng khó chịu. Cùng IVF Sài Gòn, tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!

Ngực thay đổi thế nào khi đến chu kỳ kinh nguyệt?

Trước khi đến tháng khoảng 2 tuần, bạn sẽ cảm thấy đau ngực hay tức ngực. Xảy ra khi buồng trứng bắt đầu phóng trứng để thụ tinh. 

Tuy nhiên, khi bạn thấy ngực sưng to và đau thì phải chú ý về các vấn đề khác. Bao gồm: ung thư vú, viêm vú và nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sau đây:

  • Ngực sưng đau: bạn cảm thấy nặng và đau nhức ở 2 bầu ngực. Có khi chỉ thấy đau nhói ở từng điểm trên ngực, xảy ra trước kinh nguyệt khoảng 1-2 tuần. 
  • Cảm giác ngực thay đổi: khi bạn sờ vào cảm thấy mô vú dày và cứng hơn bình thường. Ngực nhạy cảm hơn so với những ngày bình thường. 
  • Giảm đau khi bắt đầu hành kinh: triệu chứng sẽ giảm dần đi khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt. 

dau nguc o phu nu

Ngực đau nhức và căng cứng mỗi khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt

6 nguyên nhân giúp bạn giảm bớt đau ngực

  • Sử dụng áo ngực phù hợp

Áo ngực không chỉ là trang phục giúp bảo vệ và nâng đỡ ngực của mình. Mà còn có vai trò quan trọng trong việc giảm đau ngực khi đến tháng. Việc sử dụng áo ngực phù hợp với kích cỡ và chất liệu tốt. Có thể giúp giảm thiểu sự căng tức và áp lực lên ngực. Bạn nên chọn những chiếc áo ngực không gọng và có chất liệu mềm mại. Thoáng khí để tránh làm cho tình trạng đau ngực trở nên tồi tệ hơn.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng đau ngực trước kỳ kinh nguyệt. Bạn nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin E; B6 và magie. Những chất dinh dưỡng này, giúp điều hòa hormone và làm giảm sự căng thẳng lên ngực. Ngoài ra, việc hạn chế muối trong chế độ ăn có thể giúp giảm tình trạng giữ nước. Sẽ giúp bạn ngăn ngừa ngực bị sưng và đau.

Thực phẩm giàu omega-3 như: cá hồi, cá thu và hạt chia cũng có tác dụng chống viêm. Giúp bộ ngực của bạn giảm cảm giác đau. Bên cạnh đó, hãy tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine và thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa. Vì chúng có thể làm tăng mức độ đau ngực.

che do an uong

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể

  • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể, mà còn có thể giảm đau ngực trong kỳ kinh nguyệt. Các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga hoặc bơi lội. Có thể làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm căng thẳng và đau đớn ở ngực. Tập thể dục cũng giúp cơ thể sản xuất endorphin, một chất hóa học tự nhiên. Có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm trạng, sức khỏe của bạn. 

  • Massage ngực

Đây là một phương pháp hiệu quả giúp thư giãn và giảm đau. Bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng với các loại dầu thiên nhiên như: dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu oải hương. Việc massage sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm sưng và căng thẳng ở vùng ngực. Tuy nhiên, hãy nhớ thực hiện động tác massage nhẹ nhàng. Không gây áp lực quá mạnh để tránh làm tổn thương vùng ngực.

massage vung nguc

Massage ngực nhẹ nhàng giúp ngực bớt đau và mang lại cảm giác thoải mái

  • Kiểm soát căng thẳng

Khi bạn căng thẳng và lo âu có thể làm tăng mức độ đau ngực. Vì vậy, việc kiểm soát căng thẳng là điều cần thiết trong chu kỳ kinh nguyệt. Các phương pháp thư giãn như: thiền, hít thở sâu hoặc nghe nhạc. Có thể giúp bạn giải tỏa áp lực và cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc và duy trì lịch trình sinh hoạt đều đặn. Cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể chống lại các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

  • Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau ngực nghiêm trọng hoặc kéo dài. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sớm nhất. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như u xơ vú hoặc rối loạn hormone. Việc thăm khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả.

tham kham bac si

Bạn nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng ngực đau kéo dài

Kết luận

Đau ngực là một triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng bạn có thể giảm thiểu và kiểm soát nó bằng các phương pháp đơn giản ở trên. Hãy lắng nghe cơ thể và tìm ra phương pháp phù hợp nhất, để bạn có thể vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách thoải mái. Nếu cần, đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.2222 nhé!

 

BỆNH VIỆN SẢN HIẾM MUỘN SÀI GÒN
Từ khóa: