Bế kinh là gì và cách phòng ngừa thế nào?
Bế kinh còn được gọi là tắc kinh hoặc mất kinh do rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Thường xuất hiện ở nữ giới độ tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh. Cùng IVF Sài Gòn, tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!
Bế kinh là gì?
Bế kinh còn được gọi là vô kinh, là tình trạng khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài. Mà không phải do mang thai hoặc tiền mãn kinh ở phụ nữ. Được chia ra 2 loại chính như sau:
- Nguyên phát: Đây là tình trạng khi một cô gái chưa từng có kinh nguyệt dù đã qua tuổi dậy thì (thường từ 16 tuổi trở lên).
- Thứ phát: Là khi một phụ nữ đã có kinh nguyệt bình thường, nhưng sau đó ngừng kinh trong ít nhất ba chu kỳ liên tiếp. Mà không có lý do rõ ràng như mang thai, cho con bú, hoặc mãn kinh.
Tình trạng này, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm các rối loạn nội tiết, rối loạn ăn uống hoặc căng thẳng tâm lý.
Tình trạng này còn được gọi là vô kinh, rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Nguyên nhân của bế kinh thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn, bao gồm:
- Thay đổi hormone: thường liên quan đến sự mất cân bằng hormone, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone. Các rối loạn hormone thường gặp như: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); suy buồng trứng sớm. Hoặc rối loạn tuyến giáp cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Căng thẳng: Stress, lo lắng hoặc các vấn đề tâm lý khác. Có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn ăn uống: Tình trạng ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc bị các rối loạn ăn uống. Như việc chán ăn tâm lý hoặc cuồng ăn tâm lý. Có thể gây ra bế kinh do cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để duy trì chức năng sinh sản.
- Tập thể dục quá mức: Tập thể dục cường độ cao và kéo dài, đặc biệt là ở các vận động viên chuyên nghiệp. Có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone, từ đó dẫn đến tắc kinh.
- Thuốc và biện pháp tránh thai: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp. Hoặc biện pháp tránh thai nội tiết (thuốc tránh thai, vòng tránh thai, que cấy tránh thai) cũng có thể gây ra bệnh lý.
- Các vấn đề khác: Sẹo tử cung, khối u buồng trứng hoặc các vấn đề liên quan đến tử cung. Cũng có thể gây ra tình trạng này.
Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ
Triệu chứng của bế kinh
Chính là không có kinh nguyệt khoảng 3 tháng hoặc trong thời gian dài. Ngoài ra, một số triệu chứng phụ khác có thể đi kèm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Rối loạn giấc ngủ
- Tăng cân không kiểm soát
- Rụng tóc hoặc lông thưa
- Đau đầu hoặc mệt mỏi
- Mụn trứng cá hoặc da nhờn
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này kèm theo việc mất kinh. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi và khó chịu
Cách phòng ngừa bế kinh
Phòng ngừa bệnh lý này, phụ thuộc vào việc duy trì lối sống lành mạnh. Cũng như kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Đảm bảo bạn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
- Sắt: là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phụ nữ. Giúp ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Canxi: không chỉ quan trọng cho xương chắc khỏe; mà còn hỗ trợ hoạt động của hormone estrogen.
- Protein và chất béo lành mạnh: từ các nguồn thực phẩm lành mạnh như cá, hạt và dầu ô liu. Có thể giúp cân bằng hormone.
Xây dựng chế độ ăn uống và phù hợp với cơ thể
Giữ tinh thần thoải mái:
Stress có thể ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó việc kiểm soát stress là rất quan trọng. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như: yoga, thiền định, đọc sách và du lịch. Có thể giúp giảm căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái.
Vận động hợp lý
Tập thể dục điều độ giúp duy trì sức khỏe tổng thể và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá mức có thể gây ra rối loạn hormone. Dẫn đến bế kinh, vì vậy hãy tập thể dục ở mức vừa phải, phù hợp với cơ thể.
Vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp điều hòa kinh nguyệt
Điều chỉnh cân nặng hợp lý
Béo phì hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Duy trì cân nặng lý tưởng thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và hạn chế nguy cơ bế kinh.
Theo dõi sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến hormone và chức năng sinh sản. Giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
Thăm khám sức mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe
Kết luận
Bế kinh là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, không nên bỏ qua. Việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý này, bắt đầu từ việc duy trì lối sống lành mạnh. Điều hòa tinh thần, cân nặng và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu gặp phải các triệu chứng trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.2222 để được tư vấn nhé!